14/01/2017
Ý nghĩa của Thoả thuận hạt nhân Iran
Ngày 14/7/2015, Iran và nhóm P5+1 bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và Đức đã nhất trí thông qua một thỏa thuận “Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) về chương trình hạt nhân của Iran”, chấm dứt 13 năm tranh cãi về chương trình hạt nhân của quốc gia Nam Á này. JSPOA là một lộ trình 15 năm nhằm dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đối với Tehran. Đổi lại, Iran sẽ phải hạn chế các hoạt động hạt nhân của nước này để đổi lại việc các nước P5+1 chấp thuận cho phép Iran làm giàu urani ở mức độ giới hạn và sẽ dỡ bỏ hầu hết các biện pháp trừng phạt Iran áp dụng từ năm 2006 trong lĩnh vực thương mại, công nghệ, tài chính và năng lượng. Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sẽ giám sát việc Iran thực hiện các nghĩa vụ của quốc gia này theo JCPOA. Việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Iran cũng được xem là tín hiệu mà Mỹ “bật đèn xanh” cho các doanh nghiệp Mỹ khởi động lại hoạt động kinh doanh và đầu tư ở Iran.
Có ý kiến cho rằng cho rằng, thỏa thuận này sẽ ngăn chặn Iran sản xuất vũ khí hạt nhân một cách công khai hoặc bí mật bằng biện pháp là trừng phạt để đảm bảo việc tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ từ phía Iran. Tuy nhiên, một số quan điểm khác thì cho rằng, nếu Iran không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, có thể thỏa thuận này với cách giải quyết đa phương về khuyến khích thương mại, và xóa bỏ lệnh cấm vận hoặc tiếp tục trừng phạt sẽ thất bại, khi đó giải pháp này không có tính dài hạn mà chủ yếu là phòng ngừa rủi ro. Bởi không loại trừ trường hợp Tehran tiến hành phát triển vũ khí hạt nhân bí mật và trốn tránh sự kiểm tra, giám sát của bên ngoài hoặc Iran có thể phát triển vũ khí hạt nhân khi hết hạn thoả thuận. Những người phản đối cũng cho rằng, thoả thuận này một mặt gián tiếp trao quyền cho Iran có thể có các hoạt động tài trợ cho khủng bố và tiếp tục vi phạm nhân quyền, mặt khác nó không góp phần làm dịu bớt căng thẳngvề an ninh giữa Iran và Mỹ.
Một thoả thuận hạt nhân thành công có ý nghĩa thương mại, chiến lược đối với châu Á, đặc biệt là hai quốc gia đang “trỗi dậy” và “chuyển mình” - Trung Quốc, Ấn Độ. Theo đó, Trung Quốc nổi lên với vai trò trung gian trong các cuộc đàm phán. Thương mại của Iran và Trung Quốc đã tăng lên hơn 50 tỷ USD trong năm 2014 và nhập khẩu dầu đã tăng lên mức kỷ lục mới trong năm 2015. Tương tự, Ấn Độ cũng đã có những động thái phản đối, ít nhất là đối với biện pháp trừng phạt đơn phương công khai của Mỹ và chỉ ủng hộ lệnh trừng phạt được đưa ra của Liên hợp Quốc. Tuy nhiên, Ấn Độ ngày càng ủng hộ các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ , cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia ASEAN cùng để “đối phó” với Iran về vấn đề hạt nhân.
Iran có gần 10% trữ lượng dầu toàn cầu, 18% trữ lượng khí đốt tự nhiên. Sau nhiều năm cấm vận, mặc dù thiếu sự đầu tư cũng như sự quản lý yếu kém, Iran vẫn là nhà sản xuất khí đốt lớn thứ 3 và là quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn thứ 9 trên thế giới. Điều quan trọng, Iran là nhà cung cấp chính về dầu mỏ và khí đốt đối với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Hơn nữa, các nước này có thể giảm thiệt hại và tổn thất do sự gián đoạn, bất ổn về nguồn cung dầu mỏ, khí đốt từ bên ngoài bằng các tuyến hàng hải huyết mạch như eo biển Hormuz và Malacca thông qua việc xây dựng đường ống dẫn đi qua Iran đến Vịnh Ba Tư. Đối với tất cả các quốc gia châu Á, một thoả thuận hạt nhân Iran thành công sẽ góp phần giảm chi phí cho năng lượng, tạo tiềm năng để tăng cường an ninh năng lượng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm lạm phát, và cải thiện cán cân thương mại. Ngoài vấn đề năng lượng, với tư cách là nền kinh tế lớn thứ 3 ở Trung Đông, đối với các nước châu Á, Iran là một trong những thị trường mới nổi có triển vọng trên thế giới.
Trung Quốc mong muốn có mối quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trong khu vực, trong đó Iran là “một đối tác tự nhiên” góp phần tạo nên hệ thống đồng minh để đối trọng với Mỹ trong lĩnh vực an ninh ở châu Á. Hợp tác giữa Iran và Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian gần đây, theo đó tập trung vào các lĩnh vực như: năng lượng, quan hệ quốc phòng, bán vũ khí, và cùng một “phe cánh” đối trọng với Mỹ. Iran tuyên bố rằng, Trung Quốc đã cam kết đầu tư gấp đôi vào Iran, với con số là 52 tỉ USD. Khi đó, Iran sẽ trở thành một mắt xích quan trọng trong chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc về các khía cạnh như vấn đề năng lượng, cơ sở hạn tầng và các liên kết hàng hải. Mặc dù vẫn còn thách thức nhưng thoả thuận hạt nhân đã thúc đẩy triển vọng cho việc triển khai các đường ống dẫn khí Iran - Pakistan vốn đã bị trì hoãn một thời gian khá dài, dự án mà Trung Quốc đã “bước vào” sau khi Ấn Độ “rút lui”. Trung Quốc cũng đã cung cấp cho Iran các loại vũ khí, công nghệ và các vũ khí hiện đại chủ lực cho quốc gia Hồi giáo này, từ xe tăng, chiến đấu cơ cho đến tàu tuần tra tấn công cao tốc và cả tên lửa chống hạm cũng như làm ngơ đối với việc chuyển vật liệu kép để sử dụng và hỗ trợ kỹ thuật cho chương trình hạt nhân của Iran. Trước tác động tiêu cực bởi sự mất ổn của tình hình khu vực và giá dầu giảm, Trung Quốc là một “điểm tựa” “ngoại khu vực “(extraregional) vững chắc đối với Iran. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã công khai bày tỏ mong muốn mở rộng quan hệ quân sự với Iran với các động thái như thăm cảng ở Iran, tập trận hải quân, đào tạo nhân sự và nhấn mạnh về triển vọng hợp tác hướng tới mở rộng sang các lĩnh vực như hợp tác hải quân, chống chống bố và chống vi phạm bản quyền
Ấn Độ, là thị trường xuất khẩu dầu lớn nhất của Iran, có mối liên hệ lịch sử mạnh mẽ với Tehran. Ấn Độ phụ thuộc 82% nhu cầu năng lượng ở Trung Đông và gần 40 tỉ USD từ lượng kiều hối từ 7 triệu người Ấn Độ làm việc ở khu vực này. Điều này thể hiện được mục tiêu của Thủ tướng Modi về chính sách “hướng Tây” đã được triển khai nhanh chóng và sâu sắc với dòng chảy thương mại song phương đạt 15 tỉ USD trong năm 2014. Bên cạnh đó, Iran cũng kêu gọi Ấn Độ đầu tư 8 tỉ USD vào cơ sở hạ tầng và đang thảo luận về một thoả thuận thương mại tự do song phương. Tuy nhiên, thoả thuận hạt nhân cũng có những hệ luỵ nhất định đối với các công ty dầu của Ấn Độ, theo đó Ấn Độ sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác. Về khía cạnh tích cực, thoả thuận sẽ góp phần “khai thông” dòng chảy hàng tỉ USD của các nhà đầu tư Ấn Độ vào phía Nam Iran là cảng Chabahar, cảng mà có thể liên kết Ấn Độ đến Trung Á (không cần thông qua Pakistan) như một phần trong chính sách “kết nối Trung Á” của Ấn Độ. Mặc dù, Ấn Độ vẫn có sự cảnh giác và e dè về việc mở rộng ảnh hưởng của Iran tại Kabul, nhưng Tehran và NewDelhi cùng chia sẻ về mối lo ngại và mong muốn đánh bại Taliban ở Afghanistan, cũng như tăng cường hợp tác khi Mỹ có xu hướng suy giảm ảnh hưởng ở Trung Đông. Hơn nữa, một thoả thuận hạt nhân thành công sẽ loại bỏ một trở ngại lớn cho một mối quan hệ gần gũi hơn giữa Ấn Độ và Mỹ.
Thoả thuận hạt nhân và quan hệ Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ với Iran
Liên quan đến Trung Quốc, các cam kết về kinh tế, quân sự và chiến lược với Iran vẫn được duy trì bất chấp các mức độ thực hiện các nghĩa vụ của Iran. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ không thực hiện chính sách “lựa chọn đối tác ưu tiên” ở khu vực này và sẽ tiếp tục duy trì quan hệ tốt với Ả Rập Saudi cũng như các quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng vịnh. Giới giạn của sự “ủng hộ” của Trung Quốc đối với Iran được thể hiện thông qua sự phản đối của quốc gia này đối với Iran trong việc trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải vì Bắc Kinh lo ngại sẽ làm “mất lòng” Mỹ. Trung Quốc vẫn xem Iran là một lựa chọn “hợp lý” và tiếp cận Iran ở phạm vi rộng lớn thông qua các thoả thuận năm 2016 nhân chuyên thăm đến quốc gia này, trong đó sẽ tập trung và cơ sở hạ tầng và các kênh kết nối khác.
Trong những năm gần đây, Ấn Độ có mối liên kết chặt chẽ hơn với Mỹ nhưng điều này lại tạo ra một sự “kìm hãm” đối với các cam kết với Iran. Nhưng nếu một thoả thuận hạt nhân thành công sẽ mang lại một “bước tiến mới” cho quan hệ song phương này, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng. Sự tiến bộ hoặc đình trệ trong dự án tại cảng Chabahar sẽ là một thông số quan trọng thể hiện ý chí, năng lực và mức độ quyết tâm can dự, tiếp cận sâu hơn vào Iran của Ấn Độ.
Nếu Iran không tuân thủ nghiêm ngặt các nghĩa vụ theo thoả thuận hạt nhân, Mỹ sẽ tăng mức trừng phạt đối với quốc gia này. Washington không những phải “theo dõi”, kiểm soát việc thực hiện thành công thoả thuận hạt nhân trong sự đơn độc mà còn phải “quản lý” một cách cẩn thận các hệ luỵ và mối quan hệ phức tạp có thể phát sinh nếu như Mỹ tăng mức trừng phạt Iran. Giảm các biện pháp trừng phạt Iran, cho phép Iran mở rộng quan hệ của mình ở châu Á là một nước cờ mà Mỹ cũng nên tính đến.
Nguyễn Oanh
Tổng hợp theo: http://nbr.org; http://thediplomat.com/
ACSAS (Asian Consortium of South Asian Studies) include INDAS – South Asia Studies Program (Japan), Center of Indian Studies – Chulalongkorn University (Thailand), Institute of Indian Studies – Hankuk University of Foreign Studies (South Korea), South Asian Studies Program – Faculty of Arts and Social Sciences, National University of Singapore (Singapore) and Institute for Indian and Southwest Asian Studies – Vietnam Academy of Social Sciences (Vietnam). The Institute for Indian and Southwest Asian Studies (VIISAS), Vietnam Academy of Social Sciences (VASS) was among the founding members of ACSAS since 2016. In 2020, the 4th ACSAS conference shall be organized in Hanoi, Vietnam on the theme “South Asia’s Linkages with East and Southeast Asia: Past and Present”.