• Index
  • About US
    • Introduction
    • VIISAS Leaders
    • Development history
    • Development orientation
    • Personnel
  • International cooperation
  • Scientific activities
    • State-level projects
    • Ministry-level projects
    • Grassroots-level projects
    • Research
    • Conferences & Seminars
  • Publications
    • Books Introduction
    • Vietnam Review of Indian and Asian Studies
  • News - Events
  • Contact US
Điểm nhấn

Đôi nét về Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan

10/01/2017

Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan được thành lập vào năm 1996 khi tổ chức Hồi giáo cực đoan Taliban chiếm được thủ đô Kabul và kết thúc khi chính quyền Taliban bị lật đổ vào năm 2001 [1].  Ngay cả khi trên đỉnh cao quyền lực, Taliban cũng không kiểm soát toàn bộ Afghanistan, khoảng 10% lãnh thổ phía Đông Bắc vẫn do Liên minh phương Bắc nắm giữ. Thời kỳ Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan là một giai đoạn vô cùng đặc biệt trong lịch sử chính trị của quốc gia Trung Á này – giai đoạn mà chế độ chính trị Cộng hòa Hồi giáo tạm thời bị đứt gãy và bị thay thế bởi chế độ độc tài Hồi giáo thần quyền. Tuy nhiên, để hiểu về chế độ này, trước hết cần nắm được những thông tin cơ bản về quá trình hình thành và phát triển của lực lượng đã tạo ra nó – Taliban.

Về nguồn gốc, Taliban bắt đầu như một phong trào chính trị - tôn giáo của trào lưu Hồi giáo chính thống bao gồm các sinh viên miền Nam Afghanistan. Họ được dẫn dắt bởi Mul-lah Mohammad Omar Akhund (còn gọi là Mullah Mohammad Omar Mujahid, hoặc chỉ đơn giản là Mullah Omar), một giáo sĩ vùng Kandahar đồng thời là một cựu chỉ huy trong cuộc đấu tranh của quân nổi dậy Afghanistan chống Liên Xô trước đây. Dưới trướng nhân vật này là một nhóm các cựu tư lệnh quân đội và các giáo viên giảng dạy tại các trường Hồi giáo. Taliban đã pha trộn luật lệ bộ lạc Pashtunwali với các yếu tố của lời giáo huấn Hồi giáo Deobandi để tạo thành một hệ tư tưởng chống phương Tây và chống chính phủ đương thời. Nhận được sự hỗ trợ từ nước láng giềng Pakistan, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Taliban phát triển lớn mạnh dần. Từ một ngôi làng ở Kandahar, Taliban chiếm được thủ đô Kabul vào năm 1996 và thành lập Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan vào ngày 27/09/1996. Cuối năm 2000, Taliban chiếm được gần 90% đất nước. Tuy nhiên Taliban gặp phải sự chống đối quyết liệt của Liên minh phương Bắc và kết quả là đến năm 2001, lực lượng này chỉ còn kiểm soát 85% lãnh thổ đất nước. Taliban trực tiếp kiểm soát các thành phố chính và hệ thống đường cao tốc và phân cho các lãnh chúa địa phương kiểm soát các thị trấn nhỏ, làng mạc và khu vực nông thôn.

Về cơ sở xã hội, để giành chính quyền, Taliban đã dựa vào một hiện tượng văn hóa của dân Pashtun miền biên giới mà người Anh trước kia, và người Pakistan sau này nhiều lần chứng kiến: phong trào Mullah (giáo sĩ đạo Hồi) có uy lực thần bí. Mullah Omar là nguyên mẫu của hiện tượng này, một kiểu nổi dậy theo chu kỳ diễn ra cứ 30 năm một lần ở khu vực vành đai Pashtun. Thủ lĩnh cuộc nổi dậy đó thường giành được chính quyền ở thời kỳ xã hội cùng quẫn [2].

Về phương thức hoạt động, chính quyền Taliban được mô tả là độc tài và bí ẩn: họ không tổ chức bầu cử, không cho phép thành lập các đảng phái, không phát lương cho các viên chức, cán bộ và binh lính. Binh lính chỉ được cấp thức ăn, quần áo, giày dép và vũ khí. Ban đầu, các quyết định của chính quyền Taliban thông qua hội đồng bộ lạc Pashtun, cùng với những tín điều mà họ tin rằng đó là mô hình hồi giáo đầu tiền.  Sau này, khi Taliban lớn mạnh, các quyết định của chính quyền được đưa ra bởi nhà lãnh đạo Mullah Omar mà không tham khảo các thành phần khác. Mullah Omar được tôn vinh là "Amir al-Mu'minin!" (Lãnh đạo tinh thần) của Afghanistan. Để giải thích điều này, phát ngôn viên của Taliban là Mullah Wakil nói rằng:

Các quyết định được dựa sự chỉ bảo các lãnh đạo tinh thần (Amir-ul Momineen). Đối với chúng tôi, sự tư vấn không cần thiết. Chúng tôi tin rằng điều này là phù hợp với luật Sharia. Chúng tôi tuân theo quan điểm của lãnh đạo tinh thần, thậm chí trong trường hợp chỉ một mình ông có quan điểm này. Không cần có một người đứng đầu nhà nước, thay vào đó sẽ là một lãnh đạo tinh thần, (Amir al-Mu'minin).  Mullah Omar có thẩm quyền cao nhất, và chính phủ sẽ không thể thực thi bất kỳ quyết định gì mà ông không đồng ý. Các cuộc bầu cử phổ thông là không phù hợp với luật Sharia và do đó, chúng tôi không cần thực hiện chúng [3].

Về sự phân chia quyền lực:

- Trong nội bộ tổ chức Taliban, trung tâm của tổ chức này không phải là lính chiến, các cấp chỉ huy hoặc các giáo sĩ thân cận mà là một mình Mullah Omar. Theo niềm tin của Taliban, sức mạnh thần bí do khoác tấm áo choàng của đấng tiên tri không phải là một cái gì có thể truyền cho người chỉ huy đứng thứ hai [4].

- Đối với các tổ chức khác, Taliban rất miễn cưỡng trong việc chia sẻ quyền lực, và kể từ khi họ áp đảo bộ tộc Pashtun, họ đã cai trị trên 60% người Afghanistan từ các nhóm dân tộc khác. Những người trung thành với Taliban mà không phải dân địa phương thống trị trong các hội đồng địa phương, ngay cả khi những người Taliban nói tiếng Pashto giao tiếp với khoảng một nửa dân số, những người nói tiếng Dari hoặc không phải tiếng Pashtun. Điều này bị chỉ trích là thiếu đại diện địa phương trong quản lý đô thị khiến Taliban xuất hiện như một lực lượng chiếm đóng.

Về tổ chức chính quyền, Taliban đã không phát hành thông cáo báo chí, báo cáo chính sách, hoặc tổ chức hội nghị báo thường kỳ. Thậm chí, thế giới bên ngoài và hầu hết người Afghanistan thậm chí không biết mặt nhà lãnh đạo của họ kể từ việc chụp ảnh bị cấm [5]. Quân đội của Taliban giốn như một đạo quân của một bộ tộc cổ xưa với chỉ 25.000 người (trong đó 11.000 là phi Afghanistan).

Các bộ trưởng, thứ trưởng trong chính phủ là các giáo sĩ Hồi giáo. Một số trong số họ, chẳng hạn như Bộ trưởng Bộ Y tế và Thống đốc ngân hàng Nhà nước, đã được điều chuyển để chỉ huy quân sự khi cần thiết.

Ở cấp quốc gia, "tất cả các quan chức cấp cao là người Tajik, Uzbek và Hazara được thay thế bởi người Pashtun, cho dù có trình độ hay không."[6] Do đó, các Bộ gần như bị tê liệt trong việc thực hiện các chức năng của mình, như Bộ Tài chính không có ngân sách. Mullah Omar thu và chi tiền mà không cần sổ sách kế toán.

Về việc ban hành và thực thi pháp luật, Taliban tuyên bố để đạt được mục tiêu về một “nhà nước Hồi giáo trong mơ„  thì cần phải cấm các hoạt động phù phiếm như truyền hình, âm nhạc và phim ảnh, trong khi nỗ lực trấn áp tội phạm đã được tăng cường bằng việc cho ra đời luật Hồi giáo, bao gồm cả tử hình và chém đầu công khai. Một loạt các đạo luật cấm các em gái đến trường và phụ nữ xuất hiện tại công sở đã đẩy lực lượng này vào cuộc xung đột với cộng đồng quốc tế. Những vấn đề này, cùng với những điều cấm kỵ phụ nữ được tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dần dần đã châm ngòi những ngọn lửa oán giận trong người dân Afghanistan.Trong bảy năm cầm quyền của Taliban, đa số dân cư nước này phải sống trong tình trạng hạn chế đến cùng cực các quyền cơ bản. Những người chống đối bị trừng phạt ngay lập tức. Những người cộng sản bị tiêu diệt một cách có hệ thống và trộm cắp bị trừng phạt bằng cách chặt chân hoặc tay [7]. Taliban còn bị cáo buộc về hành vi ủng hộ mujahideen (chiến binh thánh chiến) và chứa chấp mạng lưới khủng bố Al -Qaeda của Osama bin Laden.

Về lực lượng bảo vệ trị an, Taliban thành lập một lực lượng cảnh sát tôn giáo, nhưng mục đích chính là để duy trì một cách thô bạo cách giải thích cực đoan về đạo Hồi [8]. Taliban cũng duy trì một lực lượng quân sự đáng kể trong thời kỳ nắm quyền. Quân đội Taliban sở hữu hơn 400 xe tăng T-54/55 và T-62 và hơn 200 xe vận tải bọc thép. Không quân Afghanistan dưới thời Taliban có 5 máy bay MIG-21MFs và 10 máy bay Sukhoi-22 [9]. Taliban cũng có 6 máy bay Mi-8 , 5 máy bay Mi-35, 5 máy bay L-39Cs, 6 máy bay An-12s, 25 An-26s, 12 máy bay An-24 / 32s, 1 máy bay IL-18 [10].

Từ những phân tích trên, có thể kết luận chế độ chính trị mà Taliban áp dụng cho Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan là chế độ độc tài Hồi giáo thần quyền. Với sự hà khắc và độc đoán của chế độ này, dễ hiểu vì sao nó không có được sự công nhận rộng rãi. Thực tế là, tuy thành lập một chính phủ riêng nhưng Taliban không được Liên Hợp Quốc công nhận do các hành vi vi phạm pháp luật và nhân quyền. Chính phủ này chỉ có được sự công nhận của Pakistan, Saudi Arabia và UAE.

Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, Mỹ tung ra Chiến dịch Tự do Bền vững, một chiến dịch quân sự nhằm tiêu diệt mạng lưới Al-Qaeda đang hoạt động tại Afghanistan và lật đổ chính phủ Taliban. Mỹ đã liên minh với Liên minh phương bắc để thực hiện mục tiêu của mình. Tháng 12/2001, các lãnh tụ chính của các nhóm đối lập ở Afghanistan đã gặp gỡ tại Bonn, Đức, và đồng ý về một kế hoạch thành lập một chính phủ dân chủ mới, mở đường cho sự thành lập Chính quyền Lâm thời Afghanistan.

Thy Thương

 


[1] Directorate of Intelligence (2001). “CIA -- The World Factbook -- Afghanistan” (mirror).Truy cập ngày 24/11/2016. 

[2] Đỗ Trọng Quang (2007), Mỹ trước tình hình mới tại Afghanistan, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay Số 10-2007, tr 22

[3] Phỏng vấn người phát ngôn của Taliban Mullah Wakil in Arabic, tạp chí Al-Majallah ngày 23/10/1996

[4] Đỗ Trọng Quang (2007), Mỹ trước tình hình mới tại Afghanistan, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay Số 10-2007, tr 22 (Cần chú ý rằng là mô hình của Taliban trong thời kỳ đầu mới thành lập. Sau này cơ cấu tổ chức của Taliban có sự chuyển hóa nhất định, nên sau khi thủ lĩnh Mullah Omar qua đời Taliban vẫn tìm được người thay thế ông ta làm thủ lĩnh).

[5] Rashid, Ahmed, Taliban, Yale Nota Bene Books, 2000, tr5

[6] Rashid, Ahmed, Taliban, Yale Nota Bene Books, 2000, tr79

[7] Dixon, Robyn (2001). Afghans in Kabul Flee Taliban, Not U.S. Raids truy cập ngày 26/11/2016

[8] Đỗ Trọng Quang (2007), Hoa Kỳ trước tình hình mới tại Afghanistan, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay Số 10-2007, tr 20 - 28

 

[9] Michael Bhatia, Mark Sedra, 'Afghanistan, Arms and Conflict: Post-9/11 Security and Insurgency, Routledge, 2008, ISBN 113405422X, 209.

[10] Anthony Davis, 'The Afghan Army,' Jane's Intelligence Review, tháng 3/1993

 



Other news:
  • Quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư Ấn Độ- Anh Thương mại song phương (04/01/2017)
  • Xu hướng mới trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ: Các nước láng giềng là ưu tiên số một (03/01/2017)
  • Ấn Độ vượt Anh, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 Thế giới (01/01/2017)
  • Kolkata nhận giải thưởng “thành phố ứng phó với biến đổi khí hậu tốt nhất” (19/12/2016)
  • Chính phủ và công ty Intel phối hợp phát triển các “giải pháp công nghệ cao quan trắc chất lượng không khí và nước sông” (18/12/2016)
  • Hai tỷ trẻ em trên thế giới hít thở không khí độc hằng ngày, phần lớn sống ở vùng Bắc Ấn (16/12/2016)
  • RBI dự báo dự báo tăng trưởng Ấn Độ ở mức 7,1% (14/12/2016)
  • Vấn đề quản lý rác thải đang chồng chất ở Ấn Độ (14/12/2016)
  • Nhận giải thưởng quốc tế về tạo cơ hội việc làm cho người khiếm thị trong ngành CNTT (12/12/2016)
  • Ngừng lưu hành tiền mệnh giá lớn: Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Ấn Độ để kiềm chế nạn tham nhũng (12/12/2016)
  • Ấn Độ và Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự (11/12/2016)
  • Ấn Độ đào tạo phi công tiêm kích Su-30 cho Việt Nam (08/12/2016)
Các tin đã đưa ngày:

[CALL FOR PAPER] THE 4th ASIAN CONSORTIUM OF SOUTH ASIAN STUDIES CONFERENCE: South Asia’s Linkages with East and Southeast Asia: Past and Present

ACSAS (Asian Consortium of South Asian Studies) include INDAS – South Asia Studies Program (Japan), Center of Indian Studies – Chulalongkorn University (Thailand), Institute of Indian Studies – Hankuk University of Foreign Studies (South Korea), South Asian Studies Program – Faculty of Arts and Social Sciences, National University of Singapore (Singapore) and Institute for Indian and Southwest Asian Studies – Vietnam Academy of Social Sciences (Vietnam). The Institute for Indian and Southwest Asian Studies (VIISAS), Vietnam Academy of Social Sciences (VASS) was among the founding members of ACSAS since 2016. In 2020, the 4th ACSAS conference shall be organized in Hanoi, Vietnam on the theme “South Asia’s Linkages with East and Southeast Asia: Past and Present”.

  • [CALL FOR PAPER] THE 4th ASIAN CONSORTIUM OF SOUTH ASIAN STUDIES CONFERENCE: South Asia’s Linkages with East and Southeast Asia: Past and Present
  • Vietnam Joins Trans-pacific Partnership Agreement (TPP): Opportunities and Challenges
  • VIETNAM AND POLAND’S INTEGRATION INTO ASEAN AND THE EUROPEAN UNION: A COMPARATIVE ANALYSIS FROM VIETNAM’S VIEW
  • Ấn Độ và Công ước quốc tế về bắt cóc trẻ em
  • Nhìn lại những thách thức trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ ở khu vực Trung Đông năm 2016
  • Trao quyết định bổ nhiệm 3 lãnh đạo cấp phòng.
  • Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ
  • Đoàn đại biểu Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á tham dự Lễ khai mạc Ngày Văn hóa Phật giáo Ấn Độ tại Việt Nam lần thứ 2 tại Đại Bảo tháp Mandala Tây Thiên, Chùa Thiên Ân, Vĩnh Phúc.
  • Đại hội công đoàn Viện nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á – Lần thứ II, nhiệm kỳ 2016-2021
  • Lễ trao Quyết định bổ nhiệm Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ấn Độ và Tây Nam Á
Tin mới nhận
 

COPYRIGHT @ VIETNAM INSTITUTE OF INDIAN AND SOUTHWEST ASIAN STUDIES - VIETNAM ACADEMY OF SOCIAL SCIENCES

License No. 197/GP-BC by Ministry of Culture and Information, dated 27/10/2005

Address: 7 Floor - No. 1 - Lieu Giai - Ba Dinh - Ha Noi

Contact No: 04.62730749 Email: vniisas@gmail.com | tcnc.andovachaua@gmail.com.

 

Visited: