01/01/2017
Với tốc độ tăng trưởng nhanh và khá ổn định trong vòng 25 năm trở lại đây, đồng thời trong bối cảnh suy giảm giá trị đồng bảng Anh (GBP) (ước tính, đồng bảng Anh đã giảm 20% giá trị trong vòng 12 tháng trở lại đây [1]) do ảnh hưởng của Anh khi rời khỏi liên minh châu Âu đã giúp cho nền kinh tế Ấn Độ vượt qua Vương quốc Anh về tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Kết quả này dựa trên tỷ giá hối đoái được đưa ra trong ngày 16/12/2016, khi GDP năm 2016 của Anh là 1,87 nghìn tỷ GBP tương đương 2,29 nghìn tỷ USD (với tỷ giá 1USD ≈0,81 GBP) so với Ấn Độ là 153 nghìn tỷ INR tương đương 2,30 nghìn tỷ USD (1USD ≈66,6 INR) [2].
Ấn Độ với mức tăng trưởng bình quân là 6-8% mỗi năm được cho là vượt trội hơn hẳn so với mức tăng trưởng bình quân 1-2% của Anh. Thậm chí khoảng cách GDP giữa hai nước được dự kiến sẽ được nới rộng trong thời gian ngắn với mức tăng trưởng mà hai nước thể hiện trong thời gian qua. Năm 2011, một Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Nghiên cứu Kinh doanh đã dự báo rằng Ấn Độ sẽ trở thành “nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới vào năm 2020”, tuy nhiên Ấn Độ thậm chí đã cán đích sớm hơn dự tính.
Từng là thuộc địa của Anh, Ấn Độ đã cho thấy sự tăng trưởng vượt bậc của mình trong thời gian gần đây. Ấn Độ đã vượt qua Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. Mặc dù vậy, nếu xét về GDP bình quân đầu người thì Ấn Độ thậm chí nhỏ hơn 1/5 GDP bình quân của Anh. Tuy nhiên, đây vẫn là một bước nhảy vọt lớn của quốc gia đông dân thứ hai thế giới này.
Nhìn lại lịch sử phát triển kinh tế của Ấn Độ và Anh có thể bắt đầu với cuộc cách mạng công nghiệp của Anh vào thế kỷ 18. Trong vòng khoảng 150 năm lịch sử phát triển kinh tế của hai nước có thể được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất, từ thế kỷ 18 đến năm 1947 khi Ấn Độ dành được độc lập, tăng trưởng của Anh vượt trội hơn hẳn so với Ấn Độ. Giai đoạn thứ hai, từ năm 1947 tới năm 1991, Ấn Độ và Anh có mức tăng trưởng với tốc độ tương đương nhau, Ấn Độ thực hiện kế hoạch kinh tế tập trung theo mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa khép kín. Năm 1991, đánh dấu bước ngoặt chuyển của nền kinh tế Ấn Độ, chính phủ nước này tiến hành cải cách, vận hành nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường. Giai đoạn 1991 tới nay, nền kinh tế Ấn Độ đã tăng tốc nhanh hơn nhiều so với Anh, vào thời điểm 2016, Ấn Độ đã vượt qua Anh về chỉ số GDP.
Sự kiện Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới mang ba ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, nó đã làm nổi bật vị trí của Ấn Độ trên trường quốc tế, đánh dấu sự thay đổi đáng kể tương quan sức mạnh của Ấn Độ đối với phương Tây. Thứ hai, giúp Ấn Độ thoát khỏi cái bóng thuộc địa trước đây của Anh, cho phép mở rộng tư duy và phát triển quan hệ với các nước khác. Cuối cùng, mặc dù GDP của Ấn Độ vượt qua Anh, nhưng mức GDP bình quân đầu người của Ấn Độ nhỏ hơn 1/5 của Anh, đây là một động lực để Ấn Độ cần phải nỗ lực hơn nữa để tăng mức GDP bình quân đầu người, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân.
Năm 2016 chứng kiến nhiều bước phát triển quan trọng của nền kinh tế Ấn Độ. Vào tháng 02/2016, nước này đã vượt qua Trung Quốc để trở thành nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Tháng 10/2016, Quỹ Tiền tệ thế giới dự đoán rằng Ấn Độ sẽ giữ được vị trí này trong một thời gian dài. Và tháng 12/2016 kinh tế Ấn Độ đã vượt qua nền kinh tế Anh về GDP và khoảng cách này được dự kiến là sẽ được nới rộng trong tương lai.
Nguyễn Hiên
Tổng hợp từ Forbes
[1] http://www.forbes.com/sites/realspin/2016/12/16/indias-economy-surpasses-that-of-great-britain/#3f9d0f3839eb
[2] http://www.forbes.com/sites/realspin/2016/12/16/indias-economy-surpasses-that-of-great-britain/#3f9d0f3839eb
ACSAS (Asian Consortium of South Asian Studies) include INDAS – South Asia Studies Program (Japan), Center of Indian Studies – Chulalongkorn University (Thailand), Institute of Indian Studies – Hankuk University of Foreign Studies (South Korea), South Asian Studies Program – Faculty of Arts and Social Sciences, National University of Singapore (Singapore) and Institute for Indian and Southwest Asian Studies – Vietnam Academy of Social Sciences (Vietnam). The Institute for Indian and Southwest Asian Studies (VIISAS), Vietnam Academy of Social Sciences (VASS) was among the founding members of ACSAS since 2016. In 2020, the 4th ACSAS conference shall be organized in Hanoi, Vietnam on the theme “South Asia’s Linkages with East and Southeast Asia: Past and Present”.