12/12/2016
Với những đóng góp về việc tạo cơ hội việc làm cho người khiếm thị trong ngành CNTT, hai anh em Arjun và Abhishek Mishra ở Gurugram (Gurgaon) thuộc Bang Haryana, Ấn Độ đã trở nên nổi tiếng thế giới.
Arjun, 27 tuổi, đã đạt giải nhì trong Chương trình Những nhà lãnh đạo trẻ của Nữ hoàng năm 2017 tổ chức tại Vương quốc Anh, và Abhishek, 31 tuổi, đã được bầu là đại diện của Nam Á tại Quỹ Tấm lòng Toàn cầu, một quỹ từ thiện được thành lập tại Washington.
Chương trình Những nhà lãnh đạo trẻ của Nữ hoàng Anh nhằm phát hiện, tôn vinh và hỗ trợ những tài năng trẻ đặc biệt trong toàn Khối Thịnh Vượng Chung về lĩnh vực doanh nghiệp xã hội. Trong khi đó, Quỹ Tấm lòng Toàn cầu là một doanh nghiệp phát triển lãnh đạo được xây dựng bởi và dành cho các doanh nhân xã hội.
Hai anh em nhà Mishra đã thành lập Hội đồng kiểm định quốc gia về giáo dục và đào tạo (NABET) vào năm 2009, để đào tạo và tuyển dụng những người khiếm thị, giúp họ có cuộc sống tốt hơn. Cả hai lấy cảm hứng từ chính bà ngoại của họ, một người khiếm thị, và việc làm của họ cũng là để dành tặng bà.
Arjun cho biết “có rất nhiều người khiếm thị ước muốn có một cuộc sống bình thường, không phụ thuộc vào nguồn trợ cấp của chính phủ hoặc từ thiện để tồn tại. Nhưng họ chưa bao giờ được trao cơ hội, do vậy, chúng tôi muốn tạo ra cơ hội cho họ”.
Hai anh em đã quyết tâm chứng tỏ rằng, nếu được đào tạo, sẽ không có sự khác biệt nào về năng lực giữa những người khuyết tật và người bình thường. Tuy nhiên, Abhishek cho biết việc đào tạo này phải được hỗ trợ bởi những phương pháp sáng tạo. Anh giải thích: “Nếu họ không tìm được việc làm bảo đảm độc lập về tài chính thì việc đào tạo kỹ năng cũng sẽ bị lãng phí. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp sẽ được tuyển ngay vào các trung tâm ở Manesar trước khi chuyển đến làm việc ở các nơi khác. Chúng tôi bắt đầu với một nhóm nhỏ, đào tạo trong khoảng 4 - 5 tháng và sau khi đã chắc chắn về chất lượng và lý lịch của ứng viên, chúng tôi bắt đầu tiếp cận hợp tác. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo 6 - 8 tháng và đã có kinh nghiệm, các ứng viên sẽ tự trau dồi cho bản thân mình bằng cách đảm nhiệm các vai trò quan trọng hơn và tham gia vào các doanh nghiệp, tổ chức lớn hơn. Chúng tôi chỉ cung cấp bệ phóng cho họ”.
Trần Lê Trang
Tổng hợp theo indiatimes.com
ACSAS (Asian Consortium of South Asian Studies) include INDAS – South Asia Studies Program (Japan), Center of Indian Studies – Chulalongkorn University (Thailand), Institute of Indian Studies – Hankuk University of Foreign Studies (South Korea), South Asian Studies Program – Faculty of Arts and Social Sciences, National University of Singapore (Singapore) and Institute for Indian and Southwest Asian Studies – Vietnam Academy of Social Sciences (Vietnam). The Institute for Indian and Southwest Asian Studies (VIISAS), Vietnam Academy of Social Sciences (VASS) was among the founding members of ACSAS since 2016. In 2020, the 4th ACSAS conference shall be organized in Hanoi, Vietnam on the theme “South Asia’s Linkages with East and Southeast Asia: Past and Present”.