14/12/2016
Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã dẫn tới sự gia tăng đáng kể về lượng rác thải phát sinh trong các khu đô thị của Ấn Độ. Chỉ tính riêng các khu vực đô thị ở Ấn Độ đã có hơn 100 nghìn tấn rác thải tạo ra mỗi ngày, đây là con số cao hơn so với tổng lượng rác thải tạo ra mỗi ngày của một số quốc gia. Các trung tâm hành chính lớn như Mumbai và Delhi phát sinh khoảng 9000 và 8300 tấn rác thải mỗi ngày. Do duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao, các thành phố ở Ấn Độ đã tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, khi chúng ta so sánh với các nước phát triển trên thế giới, chỉ số phát sinh rác thải tính trên đầu người của Ấn Độ vẫn thấp hơn.
Theo truyền thống, các quốc gia kém phát triển hơn về kinh tế tồn tại các dịch vụ quản lý rác thải kém chất lượng do thiếu vắng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, tỉ lệ phát sinh rác thải của các quốc gia này thường thấp và vì thế các vấn đề mang tính quy mô không có xu hướng tăng lên. Nói cách khác, những nền kinh tế phát triển thường trang bị các dịch vụ quản lý rác thải rất hiệu quả nhờ vào các cơ sở hạ tầng siêu việt của mình và nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề về phát triển bền vững. Tuy nhiên, các quốc gia này lại phải vật lộn với vấn đề về quy mô như tình trạng khan hiếm đất cho các công nghệ xử lý rác thải.
Ấn Độ đang phải gánh chịu cả hai vấn đề: sự yếu kém của cơ sở hạ tầng trong xử lý rác thải và sự gia tăng chỉ số phát sinh rác thải rắn bình quân đầu người, một phần là do khu vực dịch vụ chi phối sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Điều này cho thấy cả hai vấn đề chất lượng dịch vụ và số lượng rác thải phải được giải quyết cùng nhau. Ấn Độ là trường hợp duy nhất của một quốc gia đang phát triển ở châu Á đang phải đối mặt và do đó, giải pháp cho nó cũng phải là duy nhất.
Quản lý rác thải rắn thông qua thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý ở Ấn Độ là trách nhiệm của các cơ quan đô thị địa phương (ULBs). ULBs chịu trách nhiệm phân tách rác thải thu gom được, vận chuyển rác thải bằng các phương tiện được phủ kín rác thải, xử lý tái chế, phân tách rác thải nguy hại tiêu dùng và xử lý tiêu hủy rác thải trong các bãi chôn lấp hợp lệ. Tuy nhiên, hầu hết (các) ULBs ở Ấn Độ đang đấu tranh cho công cuộc cung cấp các dịch vụ quản lý rác thải hiệu quả do sự thiếu kém cơ sở hạ tầng, tài chính và công nghệ, và thiếu đi sự tham gia của khu vực tư nhân và các tổ chức phi Chính phủ.
Không giống như các quốc gia khác trong khu vực, các thành phố ở Ấn Độ không có chủ trương chi ngân sách cho việc thu gom và quản lý rác thải, điều này đã đặt thêm một gánh nặng về tài chính cho ULBs, trong khi cũng dẫn đến sự tham gia nghèo nàn của các sáng kiến về phát triền bền vững. Điều này dẫn đến sự thiếu hiệu quả, chẳng hạn như thu gom rác thải chưa được phân loại và giảm đi độ bao phủ quản lý, cũng như các mối lo ngại về tình trạng thu gom và vận chuyển rác thải trên các xe tải không có che chắn, hạn chế phục hồi và xử lý rác thải, và sự xả rác thải tự do không đúng nơi quy định tại các vị trí không có hệ thống xử lý nước thải rò rỉ. Những vấn đề này gây tổn hại nghiêm trọng tới vấn đề sức khỏe con người và thiệt hại về kinh tế. Khu vực quản lý rác thải ở Ấn Độ đang được tăng cường thêm số lượng các nhân công từ những người nghèo đô thị. Họ được gọi là người nhặt rác, là công cụ tái chế rác thải, rất dễ bị tổn hại về sức khỏe do điều kiện làm việc tồi tàn.
Trong suốt thập kỷ qua, Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra rất nhiều sáng kiến nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng cho quản lý rác thải quốc gia. Nằm trong nhiệm vụ đổi mới đô thị Jawaharlal Nehru, Chính phủ Ấn Độ đã tài trợ 49 dự án về quản lý rác thải rắn ở một số thành phố trong giai đoạn 2006- 2009. Quản lý rác thải rắn được ưu tiên trong Nhiệm vụ Quốc gia về Môi trường sống Bền vững, đây cũng là một phần của kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu ở Ấn Độ. Hiện tại, Chính phủ của Thủ tướng Modi đang thực hiện chiến lược Swachh Bharat Abhiyan, một chiến dịch làm sạch Ấn Độ chú trọng vào quản lý rác thải ở những giai đoạn khác nhau như phát sinh, thu gom và xử lý.
Một sáng kiến cấp quốc gia khác nhằm mục đích cải thiện quản lý rác thải là nhiệm vụ của “Các thành phố thông minh, theo đó 100 thành phố sẽ được cấp kinh phí để cải thiện cơ sở hạ tầng các dịch vụ dân sự. Ở các thành phố nhỏ hơn, Chính phủ Modi đã bắt đầu thực hiện chương trình đối tác, Nhiệm vụ Atal – vì trẻ hóa và biến đổi đô thị”, nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị. Chính quyền các bang cũng cung cấp tài chính hỗ trợ ULBs nhằm cải thiện hệ thống quản lý rác thải của họ dưới các đề án và chương trình khác nhau. Kết quả là nhiều thành phố ở Ấn Độ đã tiến hành các bước triển khai các phương thức quản lý tốt rác thải rắn nhằm thu gom và phân loại rác thải dựa trên cộng đồng, các quan hệ đối tác công – tư và đầu tư vào công nghệ hiện đại.
Các vấn đề về quản lý rác thải rắn và các chiến lược ứng phó là sự khác biệt giữa các nước phát triển và đang phát triển. Trong khi nhiệm vụ trọng tâm của các nước đang phát triển là nâng cao hiệu quả hệ thống dịch vụ quản lý rác thải, cũng như sự tham gia của cộng đồng vào việc xử lý rác thải, thì nhiệm vụ của các nước phát triển là kiểm soát sự phát sinh rác thải và tìm ra phương pháp đạt tỉ lệ tái chế cao nhất. Để đạt được các mục tiêu riêng biệt đó, các nước đang phát triển cần phải nỗ lực thực hiện các giải pháp như chiến dịch nâng cao hiểu biết, cải thiện cơ sở hạ tầng và tính hiệu quả của hệ thống, và tăng thêm kinh phí. Ngược lại, các nước phát triển cần đầu tư vào công nghệ tái chế và xử lý rác thải, song song với việc áp dụng các công cụ kinh tế như tăng thuế, chi phí sản phẩm và chi phí thu gom rác thải để giảm lượng rác thải và tái chế.
Khi các nước đang phát triển ở châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc đang phải đối mặt đồng thời với các vấn đề về chất lượng dịch vụ và khối lượng rác thải, thì việc lồng ghép trong quản lý rác thải là điều rất cần thiết. Trong khi các sáng kiến hiện tại của Chính phủ Ấn Độ được tập trung cho phát triển cơ sở hạ tầng, thì các thành phố nên hướng tới không bỏ các vấn đề trong tương lai bằng cách giải quyết các vấn đề như hệ thống quản lý hoạt động không có hiệu quả, sự tham gia của cộng đồng trong việc phân loại rác thải, giảm thiểu lượng rác thải phát sinh và tái chế. Ấn Độ cũng cần phải hướng tới giải quyết vai trò của khu vực phi chính thức trong quản lý rác thải rắn, và giới thiệu các công cụ kinh tế trong quản lý rác thải. Quản lý rác thải không chỉ là sự cần thiết dưới góc nhìn của phúc lợi công cộng mà nó còn góp phần tăng trưởng nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển, nếu ngành công nghiệp tái chế và ngành sản xuất công nghiệp sinh thái cùng được thúc đẩy. Một cách tiếp cận tổng hợp như vậy sẽ đưa Ấn Độ vào vị trí có lợi thế trong khi vẫn quản lý được rác thải rắn đang tăng lên của mình.
Nguyễn Văn Linh tổng hợp theo
http://www.eastasiaforum.org/2016/04/30/indias-waste-management-problems-are-piling-up/
ACSAS (Asian Consortium of South Asian Studies) include INDAS – South Asia Studies Program (Japan), Center of Indian Studies – Chulalongkorn University (Thailand), Institute of Indian Studies – Hankuk University of Foreign Studies (South Korea), South Asian Studies Program – Faculty of Arts and Social Sciences, National University of Singapore (Singapore) and Institute for Indian and Southwest Asian Studies – Vietnam Academy of Social Sciences (Vietnam). The Institute for Indian and Southwest Asian Studies (VIISAS), Vietnam Academy of Social Sciences (VASS) was among the founding members of ACSAS since 2016. In 2020, the 4th ACSAS conference shall be organized in Hanoi, Vietnam on the theme “South Asia’s Linkages with East and Southeast Asia: Past and Present”.