14/12/2016
Theo nghị quyết của Ủy ban Chính sách tiền tệ (MPC), Ngân hàng dự trữ Ấn Độ trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô của Ấn Độ hiện tại và những dự báo phát triển trong thời gian ngắn hạn sắp tới, MPC đã đưa ra chính sách tiền tệ lần thứ 5 trong năm 2016 (được đưa ra hai tháng một lần của Ấn Độ) đã được công bố ngày 07/12/2016. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã đưa ra dự báo tăng trưởng cho năm tài khóa FY16 xuống mức 7,1%, trong khi mức dự báo trước đó là 7,6%. Chính sách đổi tiền mới được ban hành đã làm gián đoạn các hoạt động kinh tế trong ngắn hạn dẫn đến sự suy giảm nhu cầu tiêu thụ làm giảm tăng trưởng 0,5% so với dự báo trước đó. Trong quý I và II kinh tế Ấn Độ tăng trưởng 7,1% và 7,3%. Đà tăng trưởng cho thấy xu hướng giảm trong quý III và cho thấy dấu hiệu suy yếu hơn trong quý IV do ảnh hưởng ngắn hạn của chính sách đổi tiền của chính phủ Ấn Độ. RBI giữ cho mức lãi suất cho vay ngắn hạn không thay đổi.
Bên cạnh dự báo về tăng trưởng, những điểm nổi bật trong chính sách tiền tệ được đưa ra lần này là:
1. RBI giữ lãi suất repo không đổi ở mức 6,25%, lãi suất repo ngược đảo giữ ở mức 5,75%.[1]
2. Tỷ lệ dự trữ tiền mặt (CRR) không đổi ở mức 4%.
3. Trước đó, RBI từng cắt giảm dự báo tăng trưởng 7,1%, từ 7,6% cho năm tài khóa FY16.
4. RBI giữ mục tiêu lạm phát ở mức 5% cho tháng 3/2017, nguy cơ có thể tăng hơn nữa.
5. Việc đổi tiền ở Ấn Độ sẽ làm giảm giá của hàng hóa dễ hỏng, và giảm lạm phát 10-15 điểm cơ bản (10-15%) trong tháng 12.
6. Tất cả các thành viên của MPC bỏ phiếu ủng hộ các quyết định chính sách tiền tệ.
7. RBI tuyên bố, chính sách đổi tiền của Ấn Độ sẽ dẫn đến sự gián đoạn ngắn hạn ở các lĩnh vực kinh tế đòi hỏi nhiều giao dịch bằng tiền mặt.
8. Biến động giá dầu thô và những bất ổn trong thị trường tài chính tăng vọt có thể đe dọa mục tiêu lạm phát cuối tháng 3, gia tăng lạm phát.
9. Dự trữ ngoại hối đã tăng lên mức cao của 364 tỉ USD vào 02/12.
10. RBI đã đưa 1.1 lakh crore rupee vào thị trường thanh khoản thông qua nghiệp vụ thị trường mở trong năm tài chính năm nay.
Chính sách tiền tệ tiếp theo dự báo sẽ được công bố ngày 08/02/2017.
Nguyễn Thị Hiên
Tổng hợp theo Báo cáo kinh tế tuần FIEO ngày 13/12/2016
[1] Lãi suất Repo và lãi suất Repo ngược đảo là công cụ của chính sách tiền tệ của các quốc gia. Lãi suất Repo là lãi suất cho vay mà Ngân hàng Trung Ương của một quốc gia áp dụng đối với các Ngân hàng thương mại trong nước. Lãi suất Repo được sử dụng để kiềm chế lạm phát. Trong trường hợp lạm phát, ngân hàng Trung Ương tăng lãi suất Repo, làm giảm vay tiền của các ngân hàng thương mại, giảm cung tiền trong nền kinh tế, giúp kiềm chế lạm phát. Trong khi đó, lãi suất Repo ngược đảo là lãi suất đi vay của Ngân hàng Trung Ương từ các ngân hàng thương mại trong nước. Lãi suất Repo đảo ngược được sử dụng để kiểm soát cung tiền. Khi lãi suất Repo ngược đảo tăng sẽ làm giảm cung tiền và ngược lại.
ACSAS (Asian Consortium of South Asian Studies) include INDAS – South Asia Studies Program (Japan), Center of Indian Studies – Chulalongkorn University (Thailand), Institute of Indian Studies – Hankuk University of Foreign Studies (South Korea), South Asian Studies Program – Faculty of Arts and Social Sciences, National University of Singapore (Singapore) and Institute for Indian and Southwest Asian Studies – Vietnam Academy of Social Sciences (Vietnam). The Institute for Indian and Southwest Asian Studies (VIISAS), Vietnam Academy of Social Sciences (VASS) was among the founding members of ACSAS since 2016. In 2020, the 4th ACSAS conference shall be organized in Hanoi, Vietnam on the theme “South Asia’s Linkages with East and Southeast Asia: Past and Present”.