• Index
  • About US
    • Introduction
    • VIISAS Leaders
    • Development history
    • Development orientation
    • Personnel
  • International cooperation
  • Scientific activities
    • State-level projects
    • Ministry-level projects
    • Grassroots-level projects
    • Research
    • Conferences & Seminars
  • Publications
    • Books Introduction
    • Vietnam Review of Indian and Asian Studies
  • News - Events
  • Contact US
  •  
  • Scientific activities
  • Điểm nhấn
Điểm nhấn

Nhìn lại những thách thức trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ ở khu vực Trung Đông năm 2016

04/04/2017

Việc nhìn nhận những thách thức trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với khu vực Trung Đông năm 2016 cần phải được xem xét trong bối cảnh phức tạp của “ma trận các trò chơi quyền lực” ở khu vực này cũng như các lợi ích của Mỹ và Nga ở Trung Đông. Những thách thức mà Ấn Độ phải đối mặt trong năm 2016 bao gồm:

(1)  Yêu cầu về sự lựa chọn một chiến lược đối ngoại cân bằng trong bối cảnh diễn ra “trò chơi quyền lực” ở khu vực. Trong năm 2016, Ấn Độ phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng trong chính sách đối ngoại ở khu vực Trung Đông, cụ thể là yêu cầu về sự lựa chọn một chiến lược ở một địa bàn có sự cạnh tranh quyền lực giữa các nước trong khu vực và sự can thiệp từ các cường quốc ở bên ngoài trong “trò chơi quyền lực” ở khu vực này. Khu vực này hiện nay đang chứng kiến một cuộc cạnh tranh và ganh đua quyền lực quyết liệt và trực tiếp giữa những cường quốc khu vực ở Trung Đông (Iran, Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ). Theo đó, bản thân mỗi quốc gia cũng có những sự điều chỉnh chính sách đối ngoại nhất định trong cuộc chạy đua vào vị trí có ưu thế với tư cách là cường quốc khu vực.

(2) Hệ lụy đến từ sự suy giảm ảnh hưởng của Mỹ và Nga ở khu vực Trung Đông. Thực tế cho thấy, khả năng “kiểm soát” của Mỹ và Nga hiện nay đối với khu vực Trung Đông không còn như thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Trong năm 2016, theo đánh giá của các nhà quan sát, cả Mỹ và Nga mặc dù với tư cách là những tác nhân bên ngoài quan trọng đối với khu vực nhưng đã giảm sức ảnh hưởng và khả năng can thiệp, biểu hiện rõ nhất cho luận điểm này là cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Syria.

Trong mối quan hệ với các cường quốc bên ngoài của các cường quốc khu vực Trung Đông, hình ảnh rõ nét nhất trong năm 2016 là sự xuống dốc trong quan hệ của Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ với người “bảo trợ chiến lược truyền thống” là Mỹ. Ngược lại, Nga vẫn duy trì và tiếp tục có mối quan hệ an ninh chặt chẽ với Iran và Syria. Trong năm 2016, phía Iran cũng đã thừa nhận rằng, vị trí ưu tiên của Iran trong các tính toán chiến lược của Mỹ đã không còn như trước kia, và có dấu hiệu sụt giảm. Và để tiếp tục khẳng định vị thế của mình ở khu vực, Iran đã có những bước đi và tự điều chỉnh mạnh dạn, và mặt trái không mong muốn đó là tạo nên “điểm nóng” trong quan hệ với Ả Rập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ.

Sự sụt giảm ảnh hưởng của Mỹ và Nga một phần nào đó đã “kích thích” chủ nghĩa dân tộc của các quốc gia trong khu vực, các quốc gia nỗ lực tự điều chỉnh chính sách và khẳng định tiếng nói của quốc gia ở khu vực. Điều này một phần nào đó đã tạo nên cuộc “cạnh tranh” ngầm giữa các quốc gia.

(3) Yếu tố Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc là một cường quốc đã và đang nỗ lực cân bằng quan hệ của mình với các nước ở Trung Đông thông qua một chiến lược hợp tác, “phân phối” đồng bộ và công bằng. Rõ rệt và được chú ý nhất đó là đảm bảo sự cân bằng chiến lược trong quan hệ giữa Ả Rập Saudi và Iran. Mặc dù, trong năm 2016, trong một số thời điểm, quan hệ Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có những diễn biến xấu nhưng rất nhanh sau đó đã được cả hai bên cải thiện. Cuối năm 2016, hai bên tuyên bố đang thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ đối tác chiến lược. Trung Quốc cũng đang cân nhắc cho Thổ Nhĩ kỳ gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải.

(4) Thách thức đến từ hợp tác giữa một số quốc gia ở Trung Đông với Pakistan. Trước hết, có thể thấy rằng ở Tiểu lục địa Ấn Độ, cả Ảrập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ trong quá khứ và thậm chí trong năm 2016 tiếp tục có xu hướng nghiêng về phía Pakistan. Cả hai nước Ảrập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ đều có mối quan hệ truyền thống mật thiết với quân đội Pakistan. Pakistan được đánh giá là một yếu tố tác động đối với sự hoạch định chính sách đối ngoại của hai quốc gia này. Điều đáng chú ý, theo báo cáo và các con số từ các phương tiện truyền thông, Ả rập Saudi đã “bơm” hàng triệu USD vào các chương trình vũ khí hạt nhân của Pakistan từ thập kỷ trước. Ngược lại, Pakistan không chỉ cam kết sẽ cung cấp công nghệ vũ khí hạt nhân cho Ả rập Saudi mà còn cam kết cung cấp một “chiếc ô hạt nhân” cho Ả Rập Saudi nếu quốc gia này có yêu cầu.[1]

(5) Yếu tố Iran. Tình hình ở Iran có nhiều biến động từ những giai đoạn cuối cùng của Chế độ Shah và cho đến năm 2016, quốc gia này được đánh giá là đã có những bước đi thận trọng hơn trong quan hệ với Pakistan. Trong thực tế Iran có những ưu tiên nhất định trong chính sách đối ngoại của mình với Ấn Độ, đáng chú ý là thỏa thuận về phát triển dự án cảng Chabahar ở Iran. Theo đó, Iran đã có những hỗ trợ cho liên kết giao thông của Ấn Độ với Afghanistan thông qua cảng Chah Bahar. Tuy nhiên, theo nhiều ý kiến, chính sách ngoại giao của Ấn Độ sẽ có xu hướng nghiêng về phía Ả Rập Saudi hơn là Iran, xuất phát từ lợi ích thương mại. Cụ thể, hiện nay, thương mại của Ấn Độ với Iran đang có xu hướng giảm do tác động từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

(6) Những tuyên bố của Pakistan. Một trong những yếu tố làm phức tạp thêm những thách thức trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ tại khu vực Trung Đông là những tuyên bố của Pakistan về việc quốc gia này “nghi ngờ” và không ủng hộ về chính sách ngoại giao của Ấn Độ nhằm gia tăng kết nối với các các quốc gia trong khu vực. Pakistan cũng cho rằng họ nghi ngờ về việc Ấn Độ tuyên bố sẽ là “nhà bảo trợ” an ninh cho khu vực.

Tóm lại, thách thức trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ ở Trung Đông trong năm 2016 cần phải được xem trên hai góc độ khác nhau: góc độ các chính sách; những tuyên bố ngoại giao, góc độ chiến lược và lợi ích chính trị.

Ở góc độ ngoại giao, nó liên quan đến các sáng kiến ​​chính sách đối ngoại của Ấn Độ để mở rộng phạm vi và mức độ của các cam kết ngoại giao với tất cả các nước ở Trung Đông, không phân biệt lớn hay nhỏ. Trong đó, sự kiện ngoại giao cần được lưu ý nhất là Thủ tướng Ấn Độ Modi đã dự kiến sẽ có chuyến thăm đến Ảrập Saudi.

Dưới góc độ chiến lược và lợi ích chính trị trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với các cường quốc Trung Đông trong năm 2016, có khá nhiều điều cần phải chú ý. Cụ thể, chính sách đối ngoại của Ấn Độ ở Trung Đông năm 2016 một mặt phản ánh những ưu tiên chiến lược của Ấn Độ về các lợi ích an ninh quốc gia của Ấn Độ, và được thể hiện rõ nhất trong sự điều chỉnh quan hệ với Iran, Ảrập Saudi và Thổ Nhĩ Kỳ.

Căn cứ vào những động thái này trong năm 2016, có thể dự đoán Ấn Độ sẽ có những điều chỉnh về thứ tự ưu tiên chiến lược trong chính sách đối ngoại của mình đối với các quốc gia ở Trung Đông. Nổi bật nhất vẫn là Iran, quốc gia nổi lên vừa là “đối tác” vừa là “thách thức” trong các tính toán chiến lược của Ấn Độ trong năm 2016. Cả Iran và Ấn Độ đều có sự hội tụ chiến lược mạnh mẽ trong quá khứ và nếu các chính sách đối ngoại của Ấn Độ có những ưu tiên hợp lý và hướng xử lý thích hợp với Iran, thì đây là một minh chứng điển hình cho mối quan tâm của Ấn Độ ở khu vực Trung Đông. Ngoài ra, có thể thấy rằng, một quan hệ đối tác chiến lược ổn định, mạnh mẽ, “sôi động” giữa Ấn Độ - Iran sẽ là một động lực cho một sự thay đổi mạnh mẽ không chỉ đối với sự cân bằng trong “trò chơi quyền lực” đang diễn ra ở khu vực Trung Đông mà còn là một sự đảm bảo cho sự ổn định đối với khu vực nhạy cảm này cũng như cho sự ổn định của khu vực Tây Nam Á mở rộng (Greater South West Asia).

 

Nguyễn Oanh

Tổng hợp theo http://www.southasiaanalysis.org

 


[1] Dr Subhash Kapila, India’s Foreign Policy Challenges in the Middle East 2016, 22/3/2016, http://www.southasiaanalysis.org/node/1960

 



Print Feedback Send Email
Other news:
  • Kết quả bầu cử Hội đồng các Bang (Rajya Sabha) của một số bang ở Ấn Độ năm 2017 (02/04/2017)
  • Ấn Độ và Công ước quốc tế về bắt cóc trẻ em (29/03/2017)
  • Ấn Độ dành nhiều khoản nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông (27/03/2017)
  • Chính sách đối ngoại của Ấn Độ: Phân tích những thách thức năm 2017. (24/03/2017)
  • Sản xuất điện từ rác thải điện tử: Sáng tạo của Viện công nghệ Ấn Độ Madras (22/03/2017)
  • Ngân sách nhà nước 2017-18: Nâng cao cơ sở hạ tầng, chất lượng cho ngành đường sắt Ấn Độ (21/03/2017)
  • Kinh tế Ấn Độ 2017: Điểm sáng của nền kinh tế toàn cầu (19/03/2017)
  • Chính phủ Ấn Độ có thể đóng cửa 700.000 công ty “vỏ bọc” trong cuộc chiến với tiền đen (17/03/2017)
  • Chuyến thăm của 3 phái đoàn đại biểu Nghị viện châu Âu tới Ấn Độ (15/03/2017)
  • Chính sách đổi tiền và hiệu ứng Domino tác động đến tín dụng và thương mại điện tử của Ấn Độ (13/03/2017)
Các tin đã đưa ngày:
Scientific activities
  • State-level projects
  • Ministry-level projects
  • Grassroots-level projects
  • Research
  • Conferences & Seminars
 
Giới thiệu sách
  • Book: “India – Vietnam Enhancing Partnership” (Co-editors: Jayachandra Reddy G & Nguyen Xuan Trung)

  • Relations between China and Pakistan, North Korea, Mongolia in the context of China adjusted the development strategy

  • Development of service economy in India from 1991 to present

  • Thúc đẩy Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong Bối cảnh mới (Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế)

 
Tạp Chí Nghiên cứu Ấn Độ và Châu Á
​ 
  • No 10(59) Oct 2017
  • No 09(58) Sep 2017
  • No 08(57) Aug 2017
  • No 07(56) Jul 2017
  • No 06(55) Jun 2017
  • No 05(54) May 2017
 

COPYRIGHT @ VIETNAM INSTITUTE OF INDIAN AND SOUTHWEST ASIAN STUDIES - VIETNAM ACADEMY OF SOCIAL SCIENCES

License No. 197/GP-BC by Ministry of Culture and Information, dated 27/10/2005

Address: 7 Floor - No. 1 - Lieu Giai - Ba Dinh - Ha Noi

Contact No: 04.62730749 Email: vniisas@gmail.com | tcnc.andovachaua@gmail.com.

 

Visited: